Chăm sóc bé

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, tránh các bệnh nha khoa

Sâu răng là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 13 tuổi. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng răng sữa bị sâu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Cùng Em bé đi học tìm hiểu cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ ba mẹ nhé!

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng men răng hoặc bề mặt răng bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn. Có rất nhiều ba mẹ có góc nhìn sai lầm về sâu răng, cho rằng răng sâu sẽ bị thủng. Tuy nhiên, sâu răng ở trẻ nhỏ thường dẫn tới tình trạng răng bị mủn và vỡ thành từng mảnh.

Răng sữa bị sâu sâu răng là gì

Khi bị sâu răng, răng của bé thường bị mủn và vỡ thành từng mảnh

2. Nguyên nhân răng sữa bị sâu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sữa bị sâu, trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan tới từ thói quen sinh hoạt của trẻ và nguyên nhân khách quan bên ngoài. Cụ thể:

  • Vi khuẩn lây từ mẹ sang bé: Thai nhi rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ. Do đó, trong thai kỳ, nếu mẹ mắc các bệnh lý liên quan tới răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… em bé khi sinh ra sẽ có nguy cơ rất cao bị khiếm khuyết về men răng.
  • Sự tấn công của vi khuẩn từ các loại thực phẩm: Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều thích các món ăn vặt, thực phẩm chứa nhiều đường như nước ép trái cây, bánh kẹo, sữa,… nhưng lại chưa có ý thức tự vệ sinh răng miệng mỗi ngày. 
  • Cấu tạo men răng: Do còn nhỏ nên men răng ở trẻ thường mỏng hơn rất nhiều so với răng vĩnh viễn, nhất là đối với trẻ bị khiếm khuyết men răng. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng sâu răng sữa.
  • Vị trí mọc của răng: Răng mọc thưa, mọc không đều, mọc lệch,… đều sẽ làm gia tăng các mảng bám, thức ăn thừa trong miệng và khiến vi khuẩn sinh sôi.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Nếu ba mẹ không quan tâm tới tới sức khỏe răng miệng và không hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày để loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn, khả năng răng sữa bị sâu là rất cao.
Xem ngay:  Làm sao để tránh bệnh béo phì ở trẻ em?

3.Những ảnh hưởng khi răng sữa bị sâu

Tuy rằng răng sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ. Tình trạng răng sữa bị sâu có thể gây nên một số vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Không chỉ tấn công răng sữa, vi khuẩn còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới phần nướu và mầm răng vĩnh viễn của trẻ.
  • Nếu tình trạng sâu răng sữa chuyển biến nặng, rất có thể bé sẽ phải nhổ răng. Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ gây khó khăn cho việc mọc răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khung xương hàm và việc phát âm của trẻ.
  • Răng sữa bị sâu còn có thể gây nên tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ do tình trạng đau nhức răng kéo dài.

Không chỉ vậy, trong một số trường hợp, sâu răng dẫn tới viêm tủy răng còn có nguy cơ khiến răng bị áp xe, từ đó kéo theo chứng viêm nhiễm vùng hàm mặt, thậm chí là nhiễm trùng máu. Nếu bé bị sâu răng hàm, răng sẽ có cảm giác rất đau nên không thể nhai kỹ thức ăn. Điều này khiến các bộ phận tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn so với thông thường.

4.Trẻ bị sâu răng sữa phải làm sao?

Xử lý flour

Xử lý flour là một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị tình trạng răng sữa bị sâu bởi khoáng chất này có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và phục hồi tổn thương ở men răng rất tốt. Mẹ có thể mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa flour cho bé sử dụng như kem đánh răng, nước súc miệng,…

Cách chăm sóc răng sữa bị sâu cho bé từ 3 đến 6 tuổi

Kem đánh răng cho bé trên 2 tuổi Oral Clean hương kem bạc hà 75 ml

Điều trị tủy răng

Trường hợp sâu răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tủy khiến bé bị đau nhức, các bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị tủy răng cho bé. Lúc này, các mô tủy bị viêm sẽ được loại bỏ bằng các thiết bị y khoa, đồng thời ống tủy cũng được làm sạch. Cuối cùng, các nha sĩ sẽ bịt kín ống tủy bằng vật liệu trám để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Mão răng thay thế

Nếu bé bị sâu răng sữa thể nặng, răng bị vỡ một mảng lớn không giữ được miếng trám, sử dụng một chiếc mão thép để thay thế sẽ là một lựa chọn tối ưu cả về chức năng và thẩm mỹ cho bé.

Răng sữa bị sâu có nên trám?

Răng sữa bị sâu sẽ được bác sĩ chỉ định trám trong một số trường hợp nhất định. Khi vi khuẩn tạo nên các lỗ hổng trên răng, các bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ phần răng sâu sau đó trám lại lỗ sâu để giúp bé cải thiện và phục hồi chức năng nhai.

Xem ngay:  Tổng hợp các cách chữa gù lưng cho trẻ hiệu quả tại nhà

Răng sữa bị sâu có nên nhổ?

Nếu vi khuẩn đã “ăn” gần hết răng trẻ và không thể áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ phần răng sâu đó để hạn chế gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh.

5.Biện pháp phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ

Để phòng ngừa tình trạng răng sữa bị sâu ở trẻ, ba mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh với các thực phẩm có lợi cho men răng như ốc, cua, cá, sữa tươi,… Đồng thời mẹ cũng cần thả lỏng tinh thần, tránh gây căng thẳng cho cả mẹ và bé.
  • Một khi chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ xuất hiện, ba mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để loại bỏ các mảng bám trên răng cũng như hạn chế sự tấn cống của vi khuẩn.
  • Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để giúp xương và xương hàm của bé phát triển, tránh hiện tượng răng mọc yếu, mọc lệch.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường vào buổi tối.
  • Hạn chế cho bé ngậm đồ ăn, thức uống trong miệng khiến vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với răng và lợi, từ đó khiến răng sữa bị sâu.
  • Trường hợp phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, ba mẹ cần đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa uy tín để có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách

Trẻ dưới 3 tuổi 

Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ba mẹ cần chủ động vệ sinh răng miệng cho bé bằng gạc mềm thấm nước muối pha loãng/nước ấm sạch hoặc các loại bàn chải đánh răng cho bé.

Cách chăm sóc răng sữa bị sâu

Bàn chải cho bé Dr.Brown’s sợi nilon siêu mềm (0 – 3 tuổi)

Trẻ từ 3 – 6 tuổi

Lúc này, trẻ đã bắt đầu mọc răng hàm và các răng sữa đã lần lượt được thay thế bằng răng vĩnh viễn, ba mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng với các loại kem đánh răng phù hợp với sự giám sát của người lớn. Điều này giúp hạn chế răng sữa bị sâu và những ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Trẻ trên 6 tuổi

Tuy rằng phần lớn trẻ trên 6 tuổi đã có thể tự nhận thức về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng nhưng ba mẹ vẫn cần kiểm tra việc chải răng của trẻ một cách thường xuyên, hạn chế việc trẻ đánh răng sai cách.

Related post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *